Hizmetimizin rahat atmosferinden ve hoş tasarımından memnun kalacağınız bahis büromuz Mostbet'e Türkiye'den oyuncuları davet ediyoruz! Şansınızı çevrimiçi bir kumarhanede deneyin veya spor bahisleri yapın; ayrıca mükemmel bonuslar ve promosyonlar, ücretsiz bahisler, bedava çevirmeler, yüksek oranlar ve hızlı para çekme işlemleri bulacaksınız. Ve iOS ve Android için mevcut olan mobil uygulamamız, Mostbet'te spor bahislerinin keyfini her yerden çıkarmanıza olanak tanıyacak!

10 phong tục cổ truyền trong dịp Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam, trong dịp này có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng.

Trong những ngày Tết, các thành viên trong gia đình dù có đi đâu xa cũng đều trở về sum họp bên nhau, cùng nhau thăm hỏi người thân, họ hàng, mừng tuổi, đi lễ đầu năm cầu may mắn,… Dưới đây là những phong tục truyền thống đẹp của người Việt trong dịp Tết mà Áo dài Bình Dương đã tổng hợp.

Những phong tục cổ truyền trong dịp Tết Nguyên Đán cần phải giữ gìn

Tống cựu nghinh tân

Những ngày cuối năm, người Việt có phong tục quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mua sắm đồ dùng, quần áo mới. Người lớn cũng dặn dò con cháu, trong giây phút chuyển giao sẽ không cãi cọ, không trách phạt hay mắc lỗi. Những người có hiềm khích với nhau cũng xí xóa hết, giây phút năm mới chỉ chúc tụng nhau những gì tốt lành và may mắn.

phong-tuc
Nguồn: Sưu tầm

Phong tục cúng ông Công, ông Táo

Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hay thưởng gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo. Chính vì vậy, tới ngày này các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.

phong-tuc
Nguồn: Sưu tầm

Phong tục gói bánh chưng, bánh tét

Phong tục gói bánh chưng, bánh dày là một phần không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Đất – Âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời – Dương, thể hiện triết lý Âm – Dương. Bánh chưng dành cho Mẹ, bánh dày giành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

phong-tuc
Gói bánh chưng – dịp để gắn kết gia đình ngày Tết

Các gia đình thường gói bánh chưng, bánh tét từ những ngày 27, 28, 29 Tết, đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này.

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Dựng cây nêu Tết là một phong tục truyền thống tại nhiều địa phương trong dịp Tết cổ truyền. Một cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét với vàng mã, bùa trừ tà, giải cờ vải tây, tấm vải điều, hình cá chép bằng giấy… được treo ở trên ngọn được dựng lên để mừng năm mới tới đồng thời xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không may.

phong-tuc
Nguồn: Báo Nghệ An

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp – ngày Táo quân về trời và được hạ xuống vào ngày mùng 7 Tết.

Phong tục chơi hoa dịp Tết

Hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam và cây quất là một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình. Hiện nay, ở Việt Nam còn có thêm rất nhiều loại hoa đẹp khác được người dân ưa thích mua về trang trí trong nhà để chào đón năm mới như hoa lan, hoa ly, hoa cúc, hoa thủy tiên,.

phong-tuc
Chợ hoa Tết vào vụ

Phong tục bày mâm ngũ quả

Bày mâm ngũ quả cũng là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền vơi sụ hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

phong-tuc
Nguồn: Sưu tầm

Thăm mộ tổ tiên

Con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng chạp, sửa sang, dọn dẹp để bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên về với gia đình. Con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

phong-tuc
Nguồn: Sưu tầm

Cúng giao thừa

Cúng giao thừa thường phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Sở dĩ người Việt Nam làm lễ cúng giao thừa vì niềm tin rằng: Một năm bắt đầu, ắt phải có kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ cũng là: bỏ hết đi những ân oán năm cũ, nghinh đón năm mới đến với tài lộc và những điều tốt đẹp.

phong-tuc
Thời khắc giao thừa luôn mang lại những cảm xúc thiêng liêng cho mỗi con người Việt

Phong tục xông đất

Xông đất hay còn gọi là đạp đất, xông nhà là phong tục truyền thống của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền để cầu mong những điều may mắn, mọi điều thuận lợi cho các thành viên trong gia đình.

Theo quan niệm truyền thống, người nào bước vào nhà gia chủ đầu tiên sau thời điểm giao thừa với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Gia chủ thường chọn người xông đất là nam giới, hợp tuổi, thành đạt, gia đình hạnh phúc, tốt tính… với quan niệm rằng trong ngày mùng 1 Tết nếu được người có vận khí tốt đến xông nhà thì cả năm mọi việc sẽ may mắn, suôn sẻ.

Chúc tết và mừng tuổi

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.

phong-tuc
Những lời chúc dành cho nhau kèm theo những phong bao lì xì đỏ luôn mang lại cảm giác bình yên, niềm vui, sự hạnh phúc

Phong tục đi lễ đầu năm

Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.

Phong tục đi lễ đầu năm

Phong tục mặc quần áo mới

Mặc quần áo mới là nét văn hóa dân gian mỗi dịp Tết đến Xuân về. Năm mới nhiều gia đình khó khăn vê tài chính. Nhưng nhiều bố mẹ quan niệm “người lớn thì có thể mặc lại đồ năm cũ, nhưng trẻ nhỏ thì cố gắng mua quần áo mới diện Tết” – đó là niềm vui háo hức mỗi khi Tết đến trẻ con được mặc quần áo mới.

Tập tục này đã có từ xa xưa, từ già trẻ lớn bé đều thích mặc quần áo mới ngày Tết. Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến xã hội nông dân cổ đại ở Trung Quốc, dù thời đó kinh tế nghèo nàn, việc mua sắm đồ mới là rất khó. Ngày Tết khí vận rất thịnh, mọi người đều mặc quần áo mới sạch sẽ đón giao thừa, đón năm mới có ý nghĩa là bỏ cái cũ và chào đón cái mới. Phong tục này trong dân gian còn mang ý nghĩa giúp xua đuổi tà ma, giải trừ tai họa… Còn là biểu tượng của điềm lành, đón ấm no và hạnh phúc.

Khám phá ý nghĩa của việc sắm áo quần ngày Tết, chị em rút kinh nghiệm shopping tiết kiệm

Vì vậy, dù giàu hay nghèo mọi người đều sắm cho mình bộ quần áo mới diện Tết. Ngày đầu tiên của năm mới, mọi người xúng xính quần áo mới để cùng nhau đón Tết, đón năm mới, đi chúc Tết nhau…

Việc mặc quần áo mới đón giao thừa có ý nghĩa “tống Cựu nghênh Tân” vào đêm cuối cùng của cả năm âm lịch, với các hoạt động xoay quanh việc loại bỏ cái cũ và chào đón một năm mới tốt đẹp.

Mặc quần áo mới mong cầu điều tốt lành. Những gia đình giàu sang, quyền quý xưa năm mới thường mặc đồ len, lụa, sa tanh mới. Người bình dân cũng diện quần áo vải thô gọn gàng, sạch sẽ, khác hẳn ngày thường để cầu may, đón ấm no và hạnh phúc trong năm mới.

Một trang phục cổ truyền mà người Việt hay diện vào dịp Tết Nguyên Đán đó chính là Áo dài. Phong tục mặc áo dài ngày tết cũng rất phổ biến. Áo dài chính là trang phục mang lại nét đẹp truyền thống cho chị em phụ nữ Việt Nam. Áo dài vừa mang lại nét duyên dáng vừa quyến rũ đã tôn lên vóc dáng của phụ nữ Việt. Đối với áo dài mọi phụ nữ mặc nó lên đều trở thành người xinh đẹp nhất. Không gì thích hợp hơn mỗi dịp tết đến xuân về, chị em lại cùng nhau xúng xính áo dài du xuân để đi chúc tết hay tham gia lễ hội.

TOP 10 địa chỉ bán áo dài Tết 2023 đẹp nhất, form chuẩn

Nên mua áo dài tết ở đâu ?

Chỉ một vài tuần nữa thôi là thời khắc chuyển giao sang năm mới sẽ diễn ra. Nếu các bạn vẫn đang băn khoăn không biết mua áo dài tết ở đâu vừa đẹp, vừa chất lượng mà giá lại phải chăng thì hãy tham khảo ngay địa chỉ dưới đây mà chúng tôi gợi ý nhé chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Áo dài Bình Dương – Địa chỉ bán áo dài tết uy tín số 1 Bình Dương

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành may mặc áo dài, đây là địa chỉ bán áo dài tết nổi tiếng tại Bình Dương. Các sản phẩm áo dài, áo dài cưới, áo dài bưng quả…tại Áo dài Bình Dương đều được thiết kế và may trực tiếp tại xưởng không qua trung gian. Đó là lý do áo dài may sẵn tại đây có giá thành tốt.  Những mẫu áo dài luôn được làm mới, cách tân để tạo điểm thu hút, sự khác biệt riêng cho từng người mặc.

Áo dài Bình Dương sở hữu đội ngũ thợ may có tay nghề cao, khéo léo và đội ngũ nhân viên tư vấn có nhiều kinh nghiệm. Từ đó, tạo ra các mẫu áo dài đẹp, chất lượng và đem đến các dịch vụ tuyệt vời nhất dành cho quý khách hàng.

Các sản phẩm áo dài may sẵn tại Áo dài Bình Dương được may từ nhiều chất liệu khác nhau, màu sắc đa dạng và họa tiết phong phú giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn mẫu áo dài ưng ý nhất dành cho mình.

Ngoài ra, cửa hàng bán áo dài may sẵn –  Áo dài Bình Dương có dịch vụ chỉnh sửa kích cỡ áo dài miễn phí theo size người mặc. Vì vậy, các chị em chỉ cần tới cửa hàng hoặc để lại chiều cao, cân nặng, số đo cơ thể tại fanpage, Áo dài Bình Dương sẽ tư vấn và chỉnh sửa kích cỡ vừa người nhất cho bạn. Đừng chần chừ giữ nữa nếu bạn đang ý định mua áo dài để mặc vào dịp đặc biệt, hãy liên hệ Áo dài Bình Dương địa chỉ bán áo dài tết uy tín số 1 Bình Dương này ngay nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Leave your thought here

Your email address will not be published.