Hizmetimizin rahat atmosferinden ve hoş tasarımından memnun kalacağınız bahis büromuz Mostbet'e Türkiye'den oyuncuları davet ediyoruz! Şansınızı çevrimiçi bir kumarhanede deneyin veya spor bahisleri yapın; ayrıca mükemmel bonuslar ve promosyonlar, ücretsiz bahisler, bedava çevirmeler, yüksek oranlar ve hızlı para çekme işlemleri bulacaksınız. Ve iOS ve Android için mevcut olan mobil uygulamamız, Mostbet'te spor bahislerinin keyfini her yerden çıkarmanıza olanak tanıyacak!

10 nghi lễ cưới truyền thống của người Việt có thể bạn chưa biết

Người Việt chúng ta có rất nhiều nghi lễ cưới truyền thống. Các nghi lễ này được truyền từ thời cha ông cho đến ngày nay. Có rất nhiều nghi lễ cưới truyền thống trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Dưới đây, Áo dài Bình Dương đã liệt kê ra 10 nghi lễ được xem là phổ biến nhất. Trong những nghi lễ cưới truyền thống này, có nhiều nghi lễ vần còn tồn tại và duy trì cho đến ngày hôm nay. Cũng có những nghi lễ đã được bỏ qua theo thời gian hoặc nó được gộp vào chung với những nghi lễ khác để đơn giản hóa các nghi thức cưới.

10 nghi lễ cưới truyền thống của người Việt

Nghi lễ cưới đầu tiên – Dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là nghi thức hai bên gia đình gặp mặt nhau. Cuộc gặp mặt này được xem là cuộc gặp mặt công khai và chính thức của gia đình nhà trai và gia đình nhà gái. Từ đó, hai nhà sẽ bàn bạc, trao đổi ý kiến để tiến tới tác thành, tổ chức đám cưới cho hai bạn trẻ. Trong lễ chạm ngõ, các sính lễ được chuẩn bị thường có trầu cau, rượu, trà.

nghi-le-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Lễ ăn hỏi

Sau nghi lễ cưới lễ chạm ngõ sẽ đến nghi lễ cưới ăn hỏi. Lễ ăn hỏi chính là nghi lễ mà nhà trai mang sính lễ sang nhà gái để hỏi cưới vợ cho con trai mình. Lễ vật được đựng trong các tráp sơn son thép vàng. Bên trên mỗi tráp đều được phủ vải điều màu đỏ. Các sính lễ phổ biến nhất trong lễ hỏi bao gồm có: trầu cau, heo sữa quay, rượu, trà, các loại bánh, mức sen, xôi gấc, trái cây hoa quả.

nghi-le-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Một số nơi người ta không sử dụng từ lễ ăn hỏi mà người ta sử dụng từ lễ đính hôn. Thật ra, lễ đính hôn, lễ cầu hôn hay lễ ăn hỏi đều được tổ chức tương tự nhau. Sự khác nhau của các lễ này có chăng chỉ là khác nhau về tên gọi do mỗi vùng miền có cách gọi khác nhau mà thôi.

Trong lễ đính hôn theo phong cách phương Tây thường thịnh hành trao nhẫn đính hôn hay nhẫn cầu được đính kim cương hoặc những loại đá quý cho cô dâu. Còn phong tục Việt Nam thì thịnh hành việc nhà trai mang sính lễ qua nhà gái để cầu hôn gia đình nhà gái.

nghi-le-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Lễ vấn danh

Lễ vấn danh là nghi thức hỏi tên tuổi của cô dâu. Dựa vào đó, họ so đôi lứa để xem tuổi của cô dâu và chú rể có hợp nhau hay không? Đồng thời cũng dựa vào tuổi của cô dâu và chú rể, người ta chọn ra ngày lành, tháng tốt để cử hành hôn lễ.

Lễ vật trong lễ vấn danh cũng không khác nhiều với những sính lễ trong lễ ăn hỏi. Tuy nhiên, lễ vật trong lễ vấn danh thường đơn giản hơn và ít hơn rất nhiều so với lễ ăn hỏi. Thời xưa, cô gái nhà nào đã nhận lễ vật trong lễ vấn danh thì xem như đã có chồng mặc dù chưa làm lễ cưới. Thời nay, để đơn giản hóa các nghi thức trong cưới hỏi, người ta thường gộp lễ vấn danh vào lễ ăn hỏi để cử hành chung luôn.

Lễ nạp tài

còn được gọi với những tên gọi khác là Lễ Đen hoặc là Lễ Nát tùy theo từng vùng miền. Trong lễ này, nhà trai sẽ trao cho nhà gái một khoản tiền nhỏ gọi là tiền nạp tài, cùng với những lễ vật cưới. Lễ Nạp Tài thường được diễn ra trong ngày đám hỏi hoặc ngày rước dâu.

Ý nghĩa của những khoản tiền và món quà này là để bày tỏ lòng biết ơn của bên nhà trai đối với bên nhà gái vì đã có công sinh thành và dưỡng dục cô dâu.

Nghi lễ cưới xin dâu

Trước lễ đón dâu, mẹ của chú rể hoặc một hai bà cô, bà dì hay họ hàng thân thích thuộc phái nữ của nhà trai sẽ sang nhà gái để xin được đón dâu. Sính lễ để xin đón dâu thường là khay trầu têm cánh phượng.

nghi-le-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Lễ vu quy

Lễ Vu Quy là buổi lễ được tổ chức tại nhà gái, mang hàm ý đưa tiễn cô dâu về nhà chồng. Từ Vu Quy được dùng riêng cho cô dâu, từ này được sử dụng để treo trên các cổng hoa trong ngày cưới, được gắn lên các phông nền trang trí của bên nhà gái.

nghi-le-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Lễ thành hôn

Lễ thành Hôn được sử dụng để chỉ buổi tiệc chiêu đãi khách chung tại các nhà hàng tiệc cưới chuyên nghiệp do gia đình 2 bên tổ chức. Từ Thành Hôn còn mang ý nghĩa là lễ đón cô dâu của bên nhà trai. Hiện nay, từ Thành Hôn được sử dụng rất nhiều khi in thiệp cưới cũng như  trong các trang trí đám cưới của người Việt.

Lễ báo hỷ

Lễ báo hỷ là nghi lễ cưới mà cô dâu và chú rể thông báo cho bạn bè, người thân và những người không thể trực tiếp tham dự hôn lễ của họ về thời gian và địa điểm họ sẽ tổ chức hôn lễ.

Lễ báo hỷ mang không khí ấm cúng, thân mật và không cần phải quá cầu kỳ, trang trọng như trong lễ cưới. Đa số khách mời tham gia lễ báo hỷ là những người thân thiết với cô dâu hoặc chú rể.

Lễ báo hỷ chỉ được tổ chức sau khi lễ cưới được cử hành. Lý do là người ta sợ tổ chức lễ báo hỷ trước ngày cưới có thể gặp phải sự xui xẻo, sự không may mắn. Tiệc trong lễ báo hỷ có thể là tiệc mặn hoặc là tiệc ngọt chứ không nhất thiết là phải tiệc mặn như tiệc cưới.

nghi-le-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Lễ đón dâu

Nhà trai đặt xe hoa để sang nhà gái đón dâu. Trong đoàn đón dâu, ngoài chú rể và ba mẹ của chú rể thì còn có những người họ hàng, bà con và bạn bè của chú rể nữa. Sau khi đoàn đón dâu đến nhà gái sẽ thực hiện những nghi thức, nghi lễ cưới bên nhà gái như là lễ gia tiên, lễ nhận sính lễ, …

nghi-le-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là nghi lễ cưới tổ chức sau đám cưới vài ngày. Cô dâu và chú rể sẽ đem lễ vật được bên nhà chồng chuẩn bị để về thăm và biếu cho cha mẹ vợ. Lễ này được gọi là lễ lại mặt. Lễ này là nghĩ lễ cưới chỉ được tổ chức sau đám cưới.

Tuần trăng mật – Nghĩ lễ cưới cuối cùng

nghi-le-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Đây là chuyến du lịch đầu tiên sau ngày cưới của đôi vợ chồng trẻ. Đây được xem là chuyến du lịch lãng mạn, đáng nhớ và tuyệt vời nhất trong suốt cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng. Chuyến du lịch này cũng là thời gian để hai vợ chồng được nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau bao nhiêu lo toan cho chuyện cưới hỏi. Tùy theo khả năng tài chính của mỗi người mà có người chọn du lịch trong nước hoặc du lịch nước ngoài.

Trong 10 nghi lễ cưới truyền thống mà Áo dài Bình Dương kể trên thì tuần trăng mật là nghi lễ duy nhất được du nhập từ phương tây. Có thể mọi người không cho rằng tuần trăng mật là nghi lễ cưới truyền thống của người Việt. Mặc dù vậy, hiện nay hầu hết các bạn trẻ sau khi kết hôn đều thực hiện chuyến trăng mật đáng nhớ trong đời mình.

Leave your thought here

Your email address will not be published.