4 ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới – Tín vật quan trọng

Như chúng ta đã biết, nhẫn cưới là tín vật thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngày cưới của cô dâu chú rể. Nó không chỉ là một món trang sức ngày cưới mà nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc mà không một món đồ nào có thể thay thế được nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của nhẫn cưới. Hôm nay, hãy cùng Áo dài Bình Dương khám phá ý nghĩa thiêng liêng của tín vật quan trọng này nhé!

Trước khi tìm hiểu ý nghĩa của nhẫn cưới một cách trọn vẹn, chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc của nhẫn cưới.

Nguồn gốc của nhẫn cưới

  • Trao nhẫn cưới cho nhau trong hôn lễ là hành động quen thuộc và thường thấy trong các buổi đám cưới. Cô dâu và chú rễ sẽ trao nhẫn cưới cho nhau trước sự chứng kiến của dòng họ hai bên gia đình hoặc trước mặt Cha xứ ( nếu hôn lễ tổ chức tại nhà thờ) hoặc trước sự chứng minh của chư Tăng ( nếu hôn lễ được tổ chức tại chùa). Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: Vì sao trong lễ cưới nhất định phải trao nhẫn cho nhau, mà không trao một vật nào khác? Và nguồn gốc nhẫn cưới bắt nguồn từ đâu?
  • Có thể nói chưa ai khẳng định được nhẫn cưới ra đời từ khi nào, nhưng người ta biết chính xác là Ai Cập cổ xưa là những người đầu tiên sử dụng vòng tròn làm vật biểu trưng cho sự gắn kết của tình yêu đôi lứa. Sở dĩ người ta chọn vòng tròn bởi quan niệm cho rằng: vòng tròn có chung điểm đầu và điểm cuối với ý nghĩa: dù các cặp đôi có đi những hành trình dài khác nhau nhưng nếu đã thuộc về nhau thì cuối cùng họ vẫn sẽ là của nhau và hành trình mà họ trải qua chính là hành trình trong vòng tròn hạnh phúc của tình yêu.
  • Nhẫn cưới khi ấy không bằng vàng hay kim loại như ngày nay mà nó được làm từ các vật liệu thiên nhiên như: cỏ cây, lau sậy, da thú, xương hoặc ngà voi. Khi ấy chỉ có người phụ nữ đeo nhẫn cưới khi kết hôn.
  • Tuy nhiên khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra và rất nhiều người đàn ông phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ. Đó là một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn.
  • Theo thời gian, nhẫn cưới được làm từ chất liệu có giá trị hơn như: đồng, bạc, vàng, kim cương…, người ta có thể thoải mái lựa chọn nhẫn cưới với nhiều màu sắc, chất liệu, hình dáng khác nhau.

Ý nghĩa của nhẫn cưới

Nhẫn cưới – Bằng chứng của hôn nhân

nhan-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Một người đeo nhẫn cưới ở ngón áp út thì người ta sẽ mặc định rằng: Họ đã lập gia đình. Nhẫn cưới như một vật để bảo vệ hạnh phúc gia đình của bạn. Một người đã có gia đình không thể tự do để kết đôi thêm với đối tượng khác phái khác ( ngoại trừ những vùng miền còn giữ phong tục đa thê). Ngược lại, một con gái hay chàng trai khác sẽ hạn chế tiếp xúc với người lập gia đình.

Thể hiện trách nhiệm trong hôn nhân

Nhẫn cưới cũng chính là món quà mà cô dâu chú rể dành tặng cho nhau trong ngày cưới. Minh chứng cho sự xứng đáng sau những tháng ngày cùng nhau vượt qua mọi thử thách. Thể hiện tình yêu trọn vẹn được hai bên gia đình ủng hộ.

Giây phút ấy cả hai sẽ ý thức được trách nhiệm dành cho đối phương. Đeo trên tay chiếc nhẫn cưới là phải chịu trách nhiệm với nhau. Cặp đôi sẽ cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để xây dựng nên một tổ ấm hạnh phúc.

Chữ “ nhẫn” trong nhẫn cưới

Đời sống vợ chồng rất cần đến chữ nhẫn mỗi khi có những bất đồng xảy ra. Khi sự sân giận bắt đầu nổi lên, nếu một trong hai không biết nhường nhịn, nhẫn nại sẽ dễ dẫn đến những xung đột không đáng có, mất đi hạnh phúc và đạo nghĩa vợ chồng trong tích tắc. Ca dao có câu: “Chồng giận thì vợ bớt lời cơm sôi nhỏ lửa cả đời không khê” là vậy.

nhan-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Đeo nhẫn cưới trên tay cũng để tự nhắc nhở nhau mỗi khi “cơm không lành canh không ngọt”. Chiếc nhẫn vật hiện hữu của tình yêu, không phải dễ dàng trao cho một người nào đó. Khi nhìn chiếc nhẫn, cũng là lời tự nhắc nhở nhau phải thương yêu, nhường nhịn người chồng/vợ của mình. Đó là bí quyết gìn giữ ngọn lửa hạnh phúc gia đình.
                                                                 Nếu mà biết nhẫn nhịn nhau

                                                          Gia đình hoà thuận nhịp cầu yêu thương

                                                                 Cho dù vạn lí thập phương

                                                          Gia đình sum họp, vạn đường như mơ.

Chất liệu bằng vàng của chiếc nhẫn

Nhẫn cưới thông thường được làm bằng chất liệu vàng. Ngoài vẻ đẹp và giá trị vật chất, vàng còn là biểu tượng của sự son sắt, thủy chung. Bản chất vàng rất cứng và không bị oxy hóa theo thời gian. Cũng vậy, nhẫn cưới bằng vàng như muốn nhắc nhở người đeo nhẫn về sự chung thủy trong tình yêu, dù có nhiều thử thách trong đời sống hôn nhân vẫn phải giữ một lòng son sắt, không được “Có trăng quên đèn” khi người chồng gặp thất bại trong công việc, nhan sắc của người vợ xấu đi theo thời gian, phải biết tha thứ, bao dung lỗi lầm cho nhau.

nhan-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Đeo nhẫn cưới thế nào cho đúng?

Chúng ta vẫn thường thấy và cũng cho rằng nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn phải được đeo ở ngón tay áp út bàn tay trái. Chắc nhiều người cũng từng thắc mắc: Sao không phải là đeo tay phải hoặc ở ngón khác? Câu trả lời ngắn gọn đó là: do quan niệm, phong tục tập quán của từng vùng miền.

nhan-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Ở các nước khác trên thế giới, họ cũng có quan niệm riêng trong cách đeo nhẫn cưới của mình:

  • Nhiều nước ở Châu Âu, họ tin rằng ngón tay giữa của bàn tay trái có một mạch máu chạy thẳng đến tim và gọi đó là mạch máu tình yêu.
  • Người La Mã thường đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên bàn tay trái vì họ cho rằng ngón tay áp út bên tay trái có một tĩnh mạch liên kết với nhịp đập con tim của mỗi người.
  • Người Trung Quốc thì lại có quan niệm khác. Họ quy định ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, ngón út là anh em. Vì vậy mà người Trung Quốc đeo nhẫn ở ngón áp út bên tay trái.

Dù có đeo nhẫn cưới ngón nào thì ý nghĩa của cặp nhẫn cưới vẫn không bao giờ thay đổi. Nó biểu tượng cho tình yêu của hai người, để họ cùng nhau vượt qua những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống và cùng nhau đi đến cuối cuộc đời.

Nghi thức trao nhẫn trong đám cưới

Trao ở nhà trai hay nhà gái cũng là đề tài được bàn luận khá nhiều. Thông thường, nhẫn cưới sẽ được cô dâu và chú rể trao cho nhau sau khi làm lễ gia tiên tại nhà trai. Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng trong ngày trọng đại của đôi trẻ.

Nghi thức trao nhẫn trong ngày cưới được thực hiện trong không khí trang trọng và thiêng liêng. Đầu tiên, chú rể sẽ đeo lên nhẫn cưới ngón tay áp út của cô dâu. Sau đó, cô dâu sẽ thực hiện đeo lại nhẫn cho chú rể. Tại phương Tây, nhẫn cưới được mục sư trao cho cô dâu và chú khi làm lễ tại nhà thờ.

nhan-cuoi
Nguồn: Sưu tầm

Sau ngày cưới, đôi vợ chồng sẽ đeo nhẫn cưới hàng ngày, thể hiện tình yêu trọn vẹn mà cả hai dành cho nhau. Việc đeo nhẫn cưới cũng giúp mọi người biết người đó đã lập gia đình và nhận sự chúc phúc của mọi người.

Chiếc nhẫn cưới không chỉ là một vật vô tri, một món trang sức mà còn hàm chứa ý nghĩa sâu sắc về tình yêu và hôn nhân. Dựa trên ý nghĩa nhẫn cưới mà Áo dài Bình Dương chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để có thể lựa chọn những đôi nhẫn cưới đặc biệt khi sánh bước cùng người ấy trong ngày vu quy!

Leave your thought here

Your email address will not be published.