Hizmetimizin rahat atmosferinden ve hoş tasarımından memnun kalacağınız bahis büromuz Mostbet'e Türkiye'den oyuncuları davet ediyoruz! Şansınızı çevrimiçi bir kumarhanede deneyin veya spor bahisleri yapın; ayrıca mükemmel bonuslar ve promosyonlar, ücretsiz bahisler, bedava çevirmeler, yüksek oranlar ve hızlı para çekme işlemleri bulacaksınız. Ve iOS ve Android için mevcut olan mobil uygulamamız, Mostbet'te spor bahislerinin keyfini her yerden çıkarmanıza olanak tanıyacak!

Lịch sử Áo dài Việt Nam – Có thể bạn chưa biết

Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn được vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt. Bài viết sau đây, Áo dài Bình Dương sẽ giới thiệu đôi nét về lịch sử áo dài để các bạn cùng tham khảo.

Lịch sử Áo dài Việt Nam

Chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay đã trải qua rất nhiều thời kì phát triển, ở mỗi thời kì lịch sử áo dài đều ghi nhận những nét đặc trưng riêng khó có thể lẫn lộn. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử áo dài, chúng ta không nên quá bức xúc trước những ý kiến cho rằng trang phục cổ Việt Nam phát triển từ trang phục Trung Hoa. Không có gì đáng ngạc nhiên. Sau một nghìn năm phương Bắc đô hộ, giao thoa văn hóa là điều không thể tránh khỏi. 

Giáo sư Trần Quốc Vượng cho hay:

Nền văn hóa Việt Nam không co lại để tự vệ một cách bảo thủ và cô lập. Nó không từ chối từ những đóng góp của những yếu tố bên ngoài, mà còn tỏ ra có khả năng thu nạp và dung hóa mạnh những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa ngoại lai, kể cả các nước đang xâm lược và đô hộ mình”.

Giáo sư Đào Duy Anh cũng nói rõ

“Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo gài về bên tả (tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu-chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách chép đó thì ta có thể đoán rằng trước hồi Bắc thuộc thì dân ta gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải”. 

Áo giao lãnh

Lịch sử áo dài ghi chép lại rằng áo dài thực chất được giới thiệu vào năm 1744, khi đất nước bị chia cắt thành 2 lãnh thổ riêng biệt. Chúa Trịnh ở Hà Nội ra lệnh cho người dân mặc áo giao lĩnh trang phục mang nét tương đồng với người Hán. Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên

lich-su-ao-dai
(Nguồn: elle.vn)

Lịch sử áo dài thế kỷ 19: Áo ngũ thân

Lịch sử áo dài ghi nhận thế kỷ 19 là sự phát triển vượt bậc của bộ váy này, bấy giờ được gọi là áo ngũ thân. Nhưng nó khác gì với áo dài ngày nay?

Quần áo chủ yếu mặc vào những năm 1800 có 5 tà. Thiết kế này bao gồm 2 tà ở sau, 2 tà ở trước và một tà váy ẩn dưới tà trước. Đây cũng là bộ váy đầu tiên có xẻ tà ở eo, một trong những điểm đặc biệt trong áo dài hiện đại tuy nhiên áo ngũ thân ít ôm hơn và cũng ngắn hơn áo dài bây giờ.

lich-su-ao-dai
Nguồn: Sưu tầm

Lịch sử áo dài Thế kỷ 20: Ảnh hưởng phương Tây

Vào khoảng thập niên 1930, Pháp đô hộ Việt Nam, văn hoá phương Tây bắt đầu xâm lấn các trào lưu thời trang bản địa. Lịch sử áo dài Việt Nam ghi nhận là thời kỳ mà sự cải tiến vượt bậc nhất của áo dài xuất hiện khi một người phụ nữ Hà Nội có tên Cát Tường (hay Le Mur) đem lại rất nhiều thay đổi cho trang phục này, trong đó rất nhiều ý tưởng vẫn còn được giữ lại đến ngày nay. Bà đã thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, bà khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn.

lich-su-ao-dai
Áo dài Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường sáng chế. Nguyễn Cát Tường là họa sĩ nam. Áo dài Lemur là tên đặt theo hiệu may Lemur của vợ chồng ông, đồng thời là nghệ danh của ông

Áo dài bước vào chính trường… một lần nữa

Vào cuối thập niên 50, Mỹ thay Pháp đô hộ Việt Nam, và đây là thời điểm áo dài bưới vào chính trường một lần nữa. Năm 1958, Trần Lệ Xuân, vợ của cố vấn chính trị tổng thống (đồng thời cũng là anh trai) tạo nên đột phá khi mặc bộ váy và mang găng tay cùng với cổ chữ V và tay ngắn. Mặc dù nhiều người ca ngợi vẻ tinh tế trong bộ váy của bà, rất nhiều người chỉ trích rằng bộ váy thiếu thẩm mỹ. Lịch sử Áo dài ghi chép lại rằng đó cũng là lúc ngôi vị áo dài bị rớt bảng, nhưng sau này lại rất được ưa chuộng vì sự đơn giản, tinh tế và thoải mái.

lich-su-ao-dai
Nguồn: Sưu tầm

Vào cùng khoảng thời gian đó, bộ váy bắt đầu đặt chân đến miền Nam, và nhà thiết kế người Sài Gòn Trần Kim và Dung đã cải tiến chiếc áo một lần nữa bằng cách thêm vào tay áo bà ba. Đây là điểm nổi bật với đường may chéo chạy từ dưới cánh tay lên đến cổ áo. Rất nhiều phụ nữ thích chi tiết này vì nó giúp họ dễ cử động và thoải mái hơn. Tóm lại, áo dài đã được giữ nguyên từ cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 khi áo dài trở nên ôm khít hơn, với cổ áo cao và quần ống loe cho tới tận ngày nay.

Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)

Lịch sử áo dài Việt Nam ghi nhận qua các thời kỳ áo dài có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo dài cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.

Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa. Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày.

lich-su-ao-dai
Nguồn: Sưu tầm
lich-su-ao-dai
Nguồn: Sưu tầm

Cấu tạo áo dài truyền thống

Dù lịch sử áo dài ra sao, thì áo dài ở thời kỳ nào thì cấu tạo của một bộ áo dài đều gồm các phần: cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo, quần.

  • Cổ áo: Kiểu cổ áo cổ điển cao 4-5cm, khoét chữ V nhằm tôn vẻ đẹp chiếc cổ 3 ngấn của người phụ nữ Việt. Ngày nay, cổ áo được biến tấu nhiều kiểu như cổ tròn, cổ thuyển, cổ trái tim…
  • Thân áo: Được may vừa vặn, chiết eo ôm sát cơ thể. Cúc áo thường là cúc bấm, hai tà áo được tính từ chỗ chít eo bên hông.
  • Tà áo: Có hai tà trước và sau và bắt buộc phải dài qua gối.
  • Tay áo: May ôm sát cánh tay, dài và không có cầu vai.
  • Quần: Áo dài được mặc kết hợp với quần thay cho váy như trước. Quần may châm gót, vải mềm, màu sắc đa dạng

Cấu tạo của áo dài

Qủa thật, chiếc áo dài tuy mỏng manh nhưng lịch sử áo dài phát triển qua thời gian thật không hề đơn giản, với lịch sử áo dài ấy, chiếc áo dài Việt Nam đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Có thể nói, trải qua quá trình lịch sử áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà lịch sử áo dài nói riêng và áo dài nói chung còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam. Trong bài thơ “Chiếc áo dài” tác giả Hương Trâm đã không tiếc lời ngợi ca:

“Đẹp lắm em ơi… chiếc áo dài

Xem kìa vóc liễu bước khoan thai,

Thanh tao kín đáo thêm trang nhã

Lịch sự, yêu kiều với mảnh mai

 

Phụ nữ toàn cầu, không sánh nét

Thuyền quyên thế giới khó tranh tài

Riêng tôi cứ mãi tôn vinh vậy

Đẹp lắm Việt Nam…chiếc áo dài.”

Thông qua bài viết này, áo dài bình dương  hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về lịch sử áo dài Việt Nam.Nếu các bạn đang tìm kiếm địa điểm may áo dài cưới hoặc cung cấp các dịch vụ cho thuê áo dài bưng quả, áo dài kỉ yếu,…tại Bình Dương uy tín thì áo dài Bình Dương chính là sự lựa chọn tuyệt vời của bạn.

Hãy ghé qua cửa hàng, website hoặc Fanpage của chúng tôi để xem và được tư vấn các mẫu áo dài mới nhất năm 2022 nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

 

 

Leave your thought here

Your email address will not be published.