Lễ dạm ngõ là gì? Bật mí ý nghĩa và thủ tục cần biết

Theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam trước ngày tổ chức đám cưới sẽ cần tổ chức một vài buổi lễ khác như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ lễ dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của buổi lễ và thủ tục cần thực hiện trong buổi lễ? Hãy cùng Áo dài Bình Dương tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lễ dạm ngõ là gì?

Ý nghĩa của buổi lễ dạm ngõ trong phong tục cưới hỏi Việt Nam
Ý nghĩa của buổi lễ dạm ngõ trong phong tục cưới hỏi Việt Nam (Ảnh: Internet)

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ là một nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi từ xưa tới nay. Buổi lễ này được coi như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình, để cha mẹ, người đại diện hai bên cùng tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện và gia phong của nhau. Từ đó, hai nhà sẽ đi tới quyết định hôn nhân và tổ chức đám cưới của đôi uyên ương.

Buổi lễ này được tổ chức tại gia đình nhà gái nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Hiện nay, lễ dạm ngõ thường được giản lược đi nhiều không còn phức tạp như ngày xưa nhưng vẫn còn các thủ tục và lễ vật cần thiết. 

>>>Xem thêm: 10+ mẫu áo dài cưới màu đỏ đẹp nhất thịnh hành năm 2021

Nghi thức diễn ra buổi lễ dạm ngõ

1/ Thời gian tổ chức lễ dạm ngõ

Thông thường buổi lễ xem mắt không quá khắt khe trong thời gian tổ chức và việc chọn ngày giờ như đám cưới. Thời gian tổ chức lễ dạm ngõ sẽ được hai gia đình bàn bạc và chọn ngày tổ chức trước đám cưới 3-4 tháng. Gia đình nhà trai và nhà gái cần thỏa thuận trước với nhau để chuẩn bị lễ dạm ngõ chu đáo tránh những sai sót không đáng có trong ngày vui của con cái mình.

2/ Không gian tổ chức lễ xem mặt

Lễ dạm ngõ được tổ chức tại nhà gái nên không gian diễn ra nghi lễ sẽ do nhà gái chuẩn bị và trang trí. Thông thường là diễn ra tại phòng tiếp khách của gia đình nhà gái và được trang trí khá đơn giản. Chuẩn bị bàn ghế với số lượng vừa đủ cho gia đình nhà trai và gia đình nhà gái. Trang trí với phông nền có tông màu tươi sáng, dịu mát như hồng, trắng, xanh lá hay xanh dương để không khí ấm cúng, gần gũi khi trò chuyện. Trên bàn có thể đặt những bình hoa nhỏ, ấm trà và một ít bánh kẹo, hạt dưa…nhằm tạo nên buổi gặp mặt vui vẻ nhất.

Lễ dạm ngõ là gì? Ý nghĩa và các thủ tục cần biết
Không gian tổ chức lễ dạm ngõ đơn giản, ấm cúng (Ảnh: Internet)

3/ Nhà gái chuẩn bị bữa cơm thân mật tiếp đón đoàn nhà trai

Trong buổi lễ xem mặt, ngoài việc trang trí nhà của, nhà gái nên chuẩn bị sẵn cơm để thiết đãi đoàn nhà trai sau buổi thăm hỏi là một việc làm cần thiết. Mâm cỗ không cần quá cầu kỳ, có thể làm từ 5-7 món nhưng cũng phải tươm tất và đầy đủ sắc hương để thể hiện sự hiếu khách như đáp lễ nhà gái dành cho nhà trai.

Bữa cơm thân mật nhà gái tiếp đón nhà trai sau lễ dạm ngõ
Bữa cơm thân mật nhà gái tiếp đón nhà trai sau lễ dạm ngõ (Ảnh: Internet)

4/ Những lễ vật cần thiết trong lễ dạm ngõ

Tùy vào vùng miền mà yêu cầu sính lễ có chút khác biệt cho lễ dạm ngõ. Nhưng có một điều không thay đổi là các lễ vật cần được chọn lọc ngon và đẹp nhất để thể hiện sự tôn trọng đối với nhà gái. Sính lễ nhà trai mang đến nhà gái cần có một cơi trầu, chè rượu, một bánh kẹo và hoa quả loại ngon được bày biện đẹp mặt. Đây như là một nghi thức mà hai bên gia đình không được loại bỏ khi tổ chức lễ xem mặt.

Lễ vật đơn giản và cần thiết trong buổi lễ xem mặt
Lễ vật đơn giản và cần thiết trong buổi lễ xem mặt (Ảnh: Internet)

 

5/ Thành phần tham dự vào buổi lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ thường chỉ được tổ chức trong phạm vi hai bên gia đình nên thành phần tham dự chủ yếu chỉ là các thành viên thân thiết trong nhà. Cụ thể:

  • Gia đình nhà trai: Bao gồm: chú rể, bố mẹ chú rể cùng ông bà, cô, chú, bác, họ hàng ruột thịt trong gia đình. Về số lượng khoảng 5-7 người là tốt nhất. Trước ngày dạm ngõ, nhà trai cần phải xác định chính xác số lượng người tham gia và báo chính xác ngày giờ diễn ra lễ dạm ngõ để hai bên gia đình chủ động hơn và nhà gái có thể chuẩn bị chu toàn hơn.
  • Gia đình nhà gái: Bao gồm: cô dâu, bố mẹ cô dâu cùng với họ hàng ruột thịt như ông bà, cô, dì, chú, bác…

Trình tự diễn ra trong buổi lễ dạm ngõ

Hai bên gia đình định sẵn thời gian và ngày giờ diễn ra buổi lễ dạm ngõ. Nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái, thực hiện các nghi thức dạm ngõ như thăm hỏi cũng như thưa chuyện cho đôi trai gái tìm hiểu, qua lại và tổ chức đám cưới cho hai bạn vào một ngày đẹp nhất.

Tiếp đến đại diện nhà gái sẽ tiếp lời nhằm bày tỏ cảm ơn, giới thiệu các thành viên và trình bày mong muốn của nhà gái đối với gia đình nhà trai về đám cưới. Sau đó, bố mẹ nhà gái sẽ dẫn chú rể và cô dâu đến trước bàn thờ để thắp hương trình diện tổ tiên. Tiếp tục bàn bạc về ngày ăn hỏi, ngày tổ chức đám cưới, các lễ vật trong mâm quả cưới và đi đến thống nhất chung. 

Kết thúc lễ dạm ngõ, đại diện nhà gái sẽ mời cơm gia đình nhà trai để tạo sự thân mật, gần gũi, rút ngắn khoảng cách giữa hai bên gia đình. Đồng thời, thể hiện sự tôn trọng đối với các thành viên tham gia buổi lễ dạm ngõ. 

Qua bài viết trên, Áo dài Bình Dương đã chia sẻ thông tin liên quan đến lễ dạm ngõ theo truyền thống của người Việt Nam. Hy vọng hai bên gia đình và đôi uyên ương sẽ chuẩn bị chu đáo nhất để buổi lễ dạm ngõ, ăn hỏi và đám cưới được diễn ra thành công tốt đẹp. Mang lại may mắn, hạnh phúc và hôn nhân tốt đẹp cho cô dâu và chú rể. 

Hãy ghé qua fanpage hoặc website của Áo dài Bình Dương để xem các mẫu áo dài cưới, áo dài bưng quả, áo dài bà sui, áo dài kỷ yếu….mới nhất năm 2021 nhé!

>>>Xem thêm: Mâm quả cưới gồm những gì của 3 miền Bắc Trung Nam?

Leave your thought here

Your email address will not be published.