5 ý nghĩa về Tết Nguyên đán nhất định bạn phải biết

Tết Nguyên đán là là dịp lễ truyền thống quan trọng và ý nghĩa nhất trong cả năm đối với người Việt Nam. Đây là điểm giao giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Đây là khoảng thời gian được xem là vui nhất, nhộn nhịp nhất, ấm áp nhất. Vậy ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán cụ thể là gì? Cùng Áo dài Bình Dương tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác.

Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).

y-nghia
Nguồn: Sưu tầm

Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.

Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”. Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam. Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai quốc gia.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán – Là ngày sum họp, đoàn viên

Tết Nguyên Đán là một dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm. Mọi người tạm gác công việc chính để dành thời gian về quê thăm gia đình, cùng sum họp, đoàn viên bên nhau sau một năm dài xa cách. Về quê để được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại nhà, ngôi mộ, giếng nước, sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương bên gia đình và người thân. Về quê để được cùng quây quần bên nồi bánh chưng đêm 30 Tết, cùng nhau ngồi bên mâm cơm ngày Tết ấm cúng.

y-nghia
Mâm cơm ngày Tết – mặn ngọt hương vị đoàn viên
y-nghia
Dù đi xa tới đâu, người trẻ Việt vẫn không quên trở về nhà dịp Tết

Ngày Tết Nguyên Đán là cơ hội để mọi người thể hiện sự yêu thương, quan tâm, gửi đến nhau những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất. Hiển nhiên, vào những ngày này, người lớn nên hạn chế la rầy trẻ em, hạn chế cãi vả nhau để tạo nên một không gian thuận hòa, gần gũi, nồng ấm trọn vẹn nhất.

Những hiềm khích, mâu thuẫn nên tạm gác lại để thay bằng những lời thân thương, ấm lòng nhau nhằm tạo cho nhau sự thiện cảm, chan hòa cho cả một năm mới đến tạo nên một ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán vô cùng sâu sắc. Đó thực sự là những thời gian ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán và ấm áp riêng của mỗi người mà chỉ cảm nhận được vào dịp Tết mà thôi.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán – Là ngày giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán còn vô cùng nhân văn và sâu sắc, được xem là một ngày tốt đẹp, là thời điểm giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh. Do đó, nhiều người tin tưởng rằng những ý nghĩ, những mong ước, hành động của mình sẽ được các vị thần linh nghe thấy, thấu hiểu và ban cho phước lành.

Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời…

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán – Là ngày hướng về cội nguồn

y-nghia
Nguồn: Sưu tầm

Trước khi Tết đến, vào những ngày cuối năm, mọi nhà có tập tục tảo mộ là để tưởng nhớ đến những người đã mất tạo nên một ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán rất hay là ngày hướng về cội nguồn. Đêm giao thừa, nhà nhà đều thắp hương  trên bàn thờ của ông bà tổ tiên với ý nghĩa thể hiện sự biết ơn, hướng về nguồn cội của thế hệ đi sau dành cho thế hệ đi trước. Trong những ngày Tết, trên bàn thờ ông bà, tổ tiên luôn có mâm ngũ quả, bánh mứt, mâm xôi, đĩa thịt nói lên được lòng kính yêu, hiếu đạo vốn có của người Việt ta.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán – Là ngày rước tài lộc

Ngày Tết Nguyên Đán được nhiều người quan niệm có ý nghĩa là ngày ông Thần Tài gõ cửa từng nhà để ban tiền tài, sự thịnh vượng, sung túc. Đây là dịp để mọi người tranh thủ mở rộng cửa rước tài lộc vào nhà, rước những điều may mắn, tốt đẹp, giàu có nhất từ ông Thần Tài.

Nhiều gia đình thường mở cửa suốt ngày để chào đón niềm vui, sự phấn khởi cùng những hy vọng về tiền tài của cải đầy ắp và dần tạo nên một ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán nữa trong văn hóa của người Việt

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán – Là ngày của sự đổi mới, lạc quan và hy vọng

Người Việt Nam ta tin rằng ngày Tết Nguyên Đán có ý nghĩa khởi đầu cho một năm mới, là ngày của sự đổi mới với những niềm tin mới, tạm biệt những quá khứ của năm cũ. Vì vậy, mọi người thường tân trang lại nhà cửa cho thật sạch đẹp, ngăn nắp, mới mẻ để chào đón cái mới của năm mới. Những gì không may mắn, không thuận lợi của năm cũ sẽ được xua đi để đón nhận những điều lạc quan, đầy hy vọng, đầy đẹp tươi trong năm mới đến.

y-nghia
Nguồn: Sưu tầm

Ngày Tết đánh dấu sự khởi đầu cho cả một năm dài với những cơ hội, thử thách và sự vận hành mới. Nhiều người thường đi xem giờ tốt, ngày lành, tháng tốt để khởi nghiệp, khai trương cho công việc trong năm mới với hy vọng may mắn, thuận lợi, thành công hơn năm cũ. Vì vậy, ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán không kém phần quan trọng đó là sự khởi đầu của công việc trong năm mới.

Phong tục mặc quần áo mới

Tết đến mặc quần áo mới xúng xính chào năm mới là nét văn hóa dân gian có ý nghĩa của dân tộc ta. Tuy nhiên, theo phong thủy thì mặc quần áo mới ngày Tết còn có những may mắn khác.

Mặc quần áo mới là nét văn hóa dân gian đầy ý nghĩa mỗi dịp Tết đến Xuân về. Năm mới nhiều gia đình khó khăn vê tài chính. Nhưng nhiều bố mẹ quan niệm “người lớn thì có thể mặc lại đồ năm cũ, nhưng trẻ nhỏ thì cố gắng mua quần áo mới diện Tết” – đó là niềm vui háo hức mỗi khi Tết đến trẻ con được mặc quần áo mới. Tập tục này đã có từ xa xưa, từ già trẻ lớn bé đều thích mặc quần áo mới ngày Tết. Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến xã hội nông dân cổ đại ở Trung Quốc, dù thời đó kinh tế nghèo nàn, việc mua sắm đồ mới là rất khó.

y-nghia
Nguồn: Sưu tầm

Ngày Tết khí vận rất thịnh, mọi người đều mặc quần áo mới sạch sẽ đón giao thừa, đón năm mới có ý nghĩa là bỏ cái cũ và chào đón cái mới. Phong tục này trong dân gian còn mang ý nghĩa giúp xua đuổi tà ma, giải trừ tai họa… Còn là biểu tượng của điềm lành, đón ấm no và hạnh phúc. Vì vậy, dù giàu hay nghèo mọi người đều sắm cho mình bộ quần áo mới diện Tết. Ngày đầu tiên của năm mới, mọi người xúng xính quần áo mới để cùng nhau đón Tết, đón năm mới, đi chúc Tết nhau…

Việc mặc quần áo mới đón giao thừa có ý nghĩa “tống Cựu nghênh Tân” vào đêm cuối cùng của cả năm âm lịch, với các hoạt động xoay quanh việc loại bỏ cái cũ và chào đón một năm mới tốt đẹp. Mặc quần áo mới với ý nghĩa cầu điều tốt lành. Những gia đình giàu sang, quyền quý xưa năm mới thường mặc đồ len, lụa, sa tanh mới. Người bình dân cũng diện quần áo vải thô gọn gàng, sạch sẽ, khác hẳn ngày thường để cầu may, đón ấm no và hạnh phúc trong năm mới.

Một trang phục đặc trưng của người Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền không gì khác đó chính là Áo dài. Áo dài chính là trang phục mang lại nét đẹp truyền thống cho chị em phụ nữ Việt Nam. Áo dài vừa mang lại nét duyên dáng vừa quyến rũ đã tôn lên vóc dáng của phụ nữ Việt.

11 công thức phối đồ Tết 2023 đẹp cho chàng và nàng

Đối với áo dài mọi phụ nữ mặc nó lên đều trở thành người xinh đẹp nhất. Không gì thích hợp hơn mỗi dịp tết đến xuân về, chị em lại cùng nhau xúng xính áo dài du xuân để đi chúc tết hay tham gia lễ hội.

Nên mua áo dài Tết ở đâu vừa uy tín, vừa chất lượng?

Năm mới Quý Mão đang đến rất gần, nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết tìm mua áo dài Tết ở đâu thì hay tham khảo ngay địa chỉ dưới đây nhé chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Áo dài Bình Dương – Địa chỉ bán áo dài tết uy tín số 1 Bình Dương

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành may mặc áo dài, đây là địa chỉ bán áo dài tết nổi tiếng tại Bình Dương. Các sản phẩm áo dài, áo dài cưới, áo dài bưng quả…tại Áo dài Bình Dương đều được thiết kế và may trực tiếp tại xưởng không qua trung gian. Đó là lý do áo dài may sẵn tại đây có giá thành tốt.  Những mẫu áo dài luôn được làm mới, cách tân để tạo điểm thu hút, sự khác biệt riêng cho từng người mặc.

Áo dài Bình Dương sở hữu đội ngũ thợ may có tay nghề cao, khéo léo và đội ngũ nhân viên tư vấn có nhiều kinh nghiệm. Từ đó, tạo ra các mẫu áo dài đẹp, chất lượng và đem đến các dịch vụ tuyệt vời nhất dành cho quý khách hàng.

Các sản phẩm áo dài may sẵn tại Áo dài Bình Dương được may từ nhiều chất liệu khác nhau, màu sắc đa dạng và họa tiết phong phú giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn mẫu áo dài ưng ý nhất dành cho mình.

Ngoài ra, cửa hàng bán áo dài may sẵn –  Áo dài Bình Dương có dịch vụ chỉnh sửa kích cỡ áo dài miễn phí theo size người mặc. Vì vậy, các chị em chỉ cần tới cửa hàng hoặc để lại chiều cao, cân nặng, số đo cơ thể tại fanpage, Áo dài Bình Dương sẽ tư vấn và chỉnh sửa kích cỡ vừa người nhất cho bạn. Đừng chần chừ giữ nữa nếu bạn đang ý định mua áo dài để mặc vào dịp đặc biệt, hãy liên hệ Áo dài Bình Dương địa chỉ bán áo dài tết uy tín số 1 Bình Dương này ngay nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Như vậy, ngày Tết cổ truyền luôn luôn mang ý nghĩa vô cùng nhân văn và sâu sắc trong mỗi người Việt Nam chúng ta. Trong năm, ngày Tết luôn là ngày được mọi người háo hức, mong chờ, từ người lớn tuổi, những người đi làm đến những đứa trẻ. Nhưng ngày nay, có nhiều người cho rằng Tết không còn “đậm” như xưa nữa có thực sự đúng không? Hãy chờ đón Tết, để trao cho Tết tất cả những hi vọng và niềm vui của một năm dài đón một năm mới ý nghĩa, an lành, dành những điều tốt đẹp nhất cho gia đình.

Leave your thought here

Your email address will not be published.