Điểm danh 4 loại bánh cưới của người Việt
Bánh cưới không chỉ có bánh kem của phương Tây, mà người Việt còn có rất nhiều loại bánh cưới khác nhau theo truyền thống. Hãy cùng Áo dài Bình Dương tìm hiểu các loại bánh cưới của người Việt chúng ta nhé!
Khi nói đến bánh cưới người ta thường nghĩ ngay đến các loại bánh kem nhiều tầng. Thật ra, đây là chỉ là một trong những loại bánh cưới mà trong lễ cưới của người Việt chúng ta mà thôi. Hơn nữa, bánh kem nhiều tầng là loại bánh cưới có nguồn góc phương Tây. Nếu theo truyền thống thì người Việt chúng ta còn có nhiều loại bánh cưới khác nhau nữa.
Điểm danh một số loại bánh cưới của người Việt
Bánh phu thê
Bánh phu thê hay nhiều nơi còn gọi loại bánh này là bánh xu xê là loại bánh cưới không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Không giống như bánh cốm chỉ phổ biến ở miền Bắc, hay bánh pía chỉ phổ biến ở miền Nam, bánh phu thê là loại bánh phổ biến trong ở cả 3 miền Bắc Trung Nam.
Mặc dù ngày này có khá nhiều loại bánh được mọi người dùng trong sính lễ cưới và đám cưới, nhưng bánh phu thê vẫn giữ được chỗ đứng riêng của mình trong lễ cưới Việt.
Bánh phu thê thường được nhà trai xếp vào trong 1 tráp riêng theo dạng hình tháp hoặc dạng hình sao. Nó được xem như một trong những sính lễ bắt buộc phải có bên cạnh trầu cau trong lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt.
Nguyên liệu chính làm ra bánh chính là tinh bột của gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Tinh bột đó được xây nhuyễn, sau đó mới đem phơi và sấy khô trước khi được sử dụng để làm bánh.
Nhân bánh su sê được làm bằng đậu xanh, sợi dừa và cả hạt sen nữa. Vỏ bánh có màu vàng, màu vàng này được tạo ra từ chiết xuất hoa dành dành phơi khô.
Trong phong thủy thì bánh phu thê hình tròn đại diện cho bầu trời, nó trái ngược với bánh cốm hình vuông đại diện cho đất. 2 loại bánh này kết hợp với nhau hình thành nên trời đất. Người ta hay nói là có trời, có đất mới trọn vẹn và lâu dài cho mối lương duyên.
Bánh pía
Trái ngược hẳn với bánh cốm là loại bánh phổ biến trong đám cưới của người miền Bắc, bánh pía lại là loại bánh phổ biến trong đám cưới của những người dân Nam Bộ.
Về nguồi góc thì bánh Pía là đặc sản nổi tiếng của Tỉnh Sóc Trăng. Sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liệu đậu xanh, sầu riêng và trứng muối đã tạo ra một loại bánh có vị ngon tuyệt vời.
Bánh pía rất phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Trong lễ cưới, người miền Nam thường sử dụng bánh pía làm sính lễ và được nhà trai mang qua nhà gái trong đám hỏi. Cũng như các lễ vật khác, bánh pía được đặt riêng ra 1 tráp khoảng 20 đến 30 cái.
Về hình dáng thì bánh pía có dạng hình tròn. Về màu sắc thì bánh pía thường có màu hồng. Nếu là bánh pía phục vụ cho lễ cưới thì bên trên có thêm chữ song hỷ màu đỏ được uốn lại theo hình tròn.
Bánh cốm
Bánh cốm là một trong những loại bánh cưới không thể thiếu trong đám cưới của người miền Bắc. Không biết từ khi nào, trong những tráp sính lễ cưới thì bánh cốm luôn được đặt trong một tráp riêng.
Bánh cốm là loại bánh làm từ cốm. Nhân của bánh cốm được làm từ đậu xanh, dừa nạo, mức bí hoặc mức sen. Bánh có màu xanh lá cây được bọc bên ngoài bằng tấm ni lông trong suốt, trước khi được cho vào hộp giấy vuông.
Theo quan niệm của người xưa thì bánh cốm hình vuông đại diện cho đất, tức là cực âm. Còn bánh phu thê hình tròn, đại diện cho bầu trời. Trong đám cưới, có sự cân bằng giữa âm dương sẽ tạo nên sự thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc cho cô dâu và chú rể. Vì thế trong đám cưới của người miền Bắc luôn phải có 2 loại bánh cưới này.
Do phong tục tập quán bên cạnh yếu tố địa lý và khí hậu, bánh cốm chỉ phổ biến ở các tỉnh miền Bắc. Vì vậy bánh cốm thường được sản xuất tại khu vực đồng bằng sông Hồng, còn từ miền Trung trở vào Nam không phổ biến loại bánh này.
Bánh kem
Theo xu hướng hội nhập của văn hóa phương Tây thì bánh kem càng ngày càng phổ biến không chỉ trong lễ cưới mà còn trong các ngày sinh nhật, ngày lễ nữa. Còn đối với đám cưới, bánh kem ít được sử dụng để làm sính lễ cưới. Nó chủ yếu được đặt tại nhà hàng tiệc cưới, khu vực sân khấu đối diện với tháp ly champage.
Bánh kem thường có nhiều tầng và được thiết kế với nhiều hoa văn khác nhau để tạo sự tráng lệ cho đám cưới. Sau khi kết thúc chương trình lễ trên sân khấu thì MC sẽ hướng dẫn cô dâu và chú rể cùng nhau cắt bánh cưới nhiều tầng và rót rượu champagne vào tháp ly.
Đây có thể nói là giây phút lãng mạn nhất của cô dâu và chú rể trong tiệc cưới tại nhà hàng. Đây cũng có thể nói là khoảnh khắc mà các nhà quay phim và chụp ảnh cần phải nắm bắt để đưa vào ống kính của mình. Vì thế, sứ mệnh của chiếc bánh kem cưới chính là tại nhà hàng tiệc cưới chứ không phải là đặt trong các tráp sính lễ cưới trong ngày ăn hỏi.
Cũng cần nói thêm, không phải tất cả bánh kem trong nhà hàng đều là bánh kem thật. Có nhiều nhà hàng họ tặng bánh kem cho khách đặt tiệc, đó đều là những cái bánh kem to và rất hoành tráng. Nhưng đó là bánh kem giả, chỉ có cái bánh nhỏ xíu ở trên cùng là bánh thật mà thôi. Nên khi cắt bánh, cô dâu và chú rể chỉ cắt cái bánh thật ở trên cùng mà thôi. Khi đến tiệc cưới khác thì bên nhà hàng chỉ thay đổi cái bánh thật trên cùng là xong.
Như vậy, bạn thấy đó, bánh cưới của người Việt không chỉ có dạng bánh kem nhiều tầng như mọi người vẫn hay hình dung. Thật ra, trong đám cưới của người Việt, tùy theo từng vùng miền mà người dân có những loại bánh cưới khác nhau.