3 điều kiêng kỵ trong đám cưới cần đặc biệt lưu ý
Việc hôn nhân đại sự không chỉ là một sự kiện lớn riêng của hai người mà còn là vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến hai bên gia đình. Chính vì vậy, những kiêng kỵ trong đám cưới rất cần được đặt lên quan tâm hàng đầu. Cùng Áo dài Bình Dương tham khảo ngay những tổng hợp về những điều tối kỵ khi tổ chức lễ cưới dưới đây nhé!
Theo quan niệm của người Việt, để cặp uyên ương êm ấm vui sống tới đầu bạc, răng long thì trong hôn lễ phải nhớ và thực hiện một số kiêng kỵ, tránh mọi sai sót, điềm xấu xảy ra. Nhiều bạn trẻ ngày nay cho rằng hôn nhân bền vững là do hai vợ chồng có hiểu nhau, yêu nhau và có kỹ năng sống chung hay không, chứ không phải vì những kiêng kỵ. Do đó họ không tin những điều kiêng kỵ trong đám cưới, cho đó là lạc hậu, mê tín.
Các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, hạnh phúc gia đình yên ấm, suôn sẻ cả đời phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của các cặp vợ chồng. Vì vậy, dù có kiêng kỵ nhiều thứ trong đám cưới, nhưng khi sống với nhau mà “đồng sàng dị mộng” không cảm thông, chia sẻ với nhau thì gia đình cũng khó yên lành.
Nhưng kiêng kỵ cũng là nét văn hóa truyền thống cưới xin của người Việt, những điều phổ biến, hoặc mang nét văn hóa truyền thống như chọn ngày lành tháng tốt để cưới cho thuận lợi thì vẫn nên duy trì. Còn những quan niệm không có căn cứ thì cũng không nên quá tin tưởng mà ảnh hưởng tới việc chuẩn bị đám cưới. Nếu có điều không hợp lý với thời đại, hoặc có tính mê tín dị đoan thì không nên mù quáng thực hiện.
1. Kiêng kỵ thời điểm trước đám cưới
Để thời điểm trước đám cưới diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, quý bạn đọc cần lưu ý một số kiêng kỵ dưới đây.
Xây nhà và cưới vợ cùng 1 năm có được không?
Theo phong thủy, khi xây dựng nhà mới sẽ kiêng cưới hỏi trong vòng 3 năm. Bởi lý do, điều này sẽ tác động đến việc thu hút tài lộc và vận may của gia đình sau này. Thêm vào đó, việc xây nhà mới là sự thay đổi nguồn khí của gia đình. Do đó, nguồn khí này cần khoảng thời gian để ổn định.
Không cưới khi nhà có tang
Điều kiêng kỵ trong đám cưới tiếp theo đó là không nên làm hôn lễ khi trong nhà có tang. Đám cưới là hỷ sự nên bạn cần để thời gian trôi qua ít nhất 1 năm mới nên tổ chức đám cưới. Do đó, hiện tượng “cưới chạy tang” nghĩa là khi trong nhà có người sắp mất hoặc đã mất nhưng chưa phát tang, nhà trai nên mang lễ sang nhà gái hỏi cưới ngay lập tức. Đồng thời, đám cưới sẽ được diễn ra nhanh chóng trong hai họ nội bộ với nhau.
Kiêng diễn ra vào giờ, ngày, tháng xấu
Hôn nhân là việc hệ trọng của đời người, mọi người đều mong muốn đám cưới có thể diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nên tổ chức đám cưới vào ngày Hoàng Đạo. Kiêng kỵ trong đám cưới khi tiến hành vào các ngày Tam nương, Tam Tai, Sát chủ. Bởi lẽ, điều này sẽ khiến cuộc sống hôn nhân vợ chồng không chỉ “đứt gánh” giữa đường, lục đục mà còn không thể có được con cái.
2. Kiêng kỵ thời điểm trước lễ rước dâu
Khi tổ chức buổi lễ rước dâu, hai gia đình cũng cần phải kiêng kỵ những điều dưới đây.
Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài
Bàn thờ tổ tiên chính là thể hiện sự chu đáo của gia đình mỗi nhà, đa số các bậc phụ huynh đều lo liệu chu đáo, để tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên.
Ngày cưới tùy điều kiện mà bày biện ban thờ gia tiên, nhưng đều kiêng bày bàn thờ sơ sài. Mà thường bao sái (lau dọn) sạch sẽ ban thờ, bày biện những vật phẩm đẹp mắt, đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên, các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã… Hôn lễ chính phải cử hành tại bàn thờ tổ tiên có đủ hương đăng hoa quả.
Ở miền Trung khi nhà trai đến phải có người làm mai đi đầu. Lễ vật bao gồm: Trái cây, bánh kẹo, trầu cau và cặp đèn trùng với kích thước chân đèn trên bàn thờ.
Không rước dâu sai giờ hoàng đạo
Đây là việc vô cùng quan trọng trước khi diễn ra lễ cưới. Bởi lẽ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thời gian tổ chức buổi lễ mà còn khiến việc thu hút may mắn và tài lộc sụt giảm.
3. Kiêng kỵ trong hôn lễ
Các nghi thức trong hôn lễ
Có quan niệm cho rằng nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và hai người không được đeo trước khi hôn lễ diễn ra.
Ở miền Bắc chú rể rót rượu champagne, cô dâu cắt bánh cưới. Nhưng ở miền Trung thực hiện hai việc này là chú rể – thể hiện quyền làm chủ gia đình của người đàn ông, như vậy gia đình mới hạnh phúc, không bị xáo trộn.
Cô dâu không được khóc và ngoái đầu về nhà
Một trong những tục lễ mà bao lâu nay vẫn còn đó chính là khi cô dâu rời nhà bố mẹ để sang nhà chồng phải đi thẳng, không được quyến luyến ngoái lại nhìn. Bởi lẽ từ xưa cho rằng, việc cô dâu ngoảnh đầu nhìn lại chính là kiêng kỵ trong đám cưới, sẽ khiến cô dâu về sau khó chu đáo việc cho nhà chồng, có tính cách ngỗ ngược khi về chung một nhà.
Rải kim, tiền lẻ, gạo muối, cau trầu dọc đường
Cô dâu khi về nhà chồng theo tục xưa, mỗi chiếc cầu đi qua, ngã 3, ngã 4, ngã 5, ngã 7 phải vứt ít gạo muối, kim tiền lẻ, trầu cau hay gạo kim tiền. Điều đó giúp sau này có được cuộc sống sung túc, phú quý và may mắn.
Không treo gương đầu giường tân hôn
Việc treo gương đầu giường tân hôn sẽ ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng của cô dâu chú rể. Hơn nữa, giường cưới cũng không nên kê ở phía tây ngôi nhà hoặc phòng ngủ. Bên cạnh đó, đuôi giường tránh đặt đối diện phòng ngủ, giường tân hôn không đặt dưới xà ngang. Những điều đó sẽ giúp cuộc sống vợ chồng hòa hợp, thuận lợi và may mắn trong việc sinh nở cũng như sự hạnh phúc gia đình.
Người vía nặng không vào phòng tân hôn
Để tránh những điều bất lợi ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình thì bạn cần tránh những người vía nặng không vào phòng tân hôn. Cụ thể, những đối tượng đó là phụ nữ góa chồng, người có thai, người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang…
Đồ vật tránh đặt trong phòng tân hôn
Kiêng để thực vật có gai, ảnh của người khác, các vật sắc nhọn góc cạnh, búp bê trang trí, vật dụng cũ, vật kỷ niệm của người cũ, hình ảnh của người khác, các loại vũ khí,… để không tác động đến hòa khí của vợ chồng trẻ.
Không sử dụng giường cũ
Việc sử dụng giường mới giúp mang đến sự khởi đầu tươi mới, suôn sẻ cho vợ chồng. Đồng thời, bạn nên chọn người tốt vận để trải giường cưới, hầu như thường là người phụ nữ có tuổi trung niên có cuộc sống gia đình vợ chồng con cái hạnh phúc. Bên cạnh đó, gia chủ cũng đặc biệt kiêng kỵ việc để người khác ngoài vợ chồng ngồi lên giường cưới.
Như vậy, trong chuyện cưới hỏi sẽ có rất nhiều vấn đề cần phải lưu ý. Những kiêng kỵ trong đám cưới ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Song cuộc sống hiện đại ngày nay, có nhiều quan điểm không còn phù hợp nữa.
Nếu bạn đang muốn tìm một địa điểm cung cấp các dịch vụ về áo dài cưới, áo dài bưng quả, thì Áo dài Bình Dương là một gợi ý cho bạn. Các dịch vụ của chúng tôi đều được đánh giá cao về chất lượng và giá cả. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi lựa chọn. Bên cạnh đó, nếu bạn có vấn đề thắc mắc nào chưa rõ hoặc chưa biết điều nào kiêng kỵ trong đám cưới, hoàn toàn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
Thông tin liên hệ:
- Hotline : 0904661561
- Zalo: 0904661561
- Website: https://aodaibinhduong.com